120 lượt xem

Chứng thư số là gì? 

Chứng thư số là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về chữ ký số. Cùng PVS Solution làm quen và tìm hiểu rõ hơn về định nghĩa, quy định của pháp luật như thế nào, chứng thư số bao gồm những nội dung gì? Và sự khác biệt giữa chứng thư số với chữ kí số.

1. Định nghĩa chứng thư số

Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 chứng thư số được định nghĩa như sau:

“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.

Loại chứng thư này được dùng như một công cụ điện tử giúp nhận diện cá nhân, máy chủ hoặc một số đối tượng khác. Nó gắn định danh đối tượng đó với một “khóa công khai” được cấp bởi tổ chức có thẩm quyền.

2. Phân loại chứng thư số 

Phân loại theo đối tượng sử dụng Phân loại theo tổ chức cung cấp

Chứng thư số cá nhân:chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.

Chứng thư số chuyên dùng: là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính cung cấp (không bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi Quy chế này).

Chứng thư số cơ quan, tổ chức: chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ: là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ) cung cấp.

Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm:chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm; bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.

Chứng thư số công cộng: là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.

Chứng thư số nước ngoài: là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cung cấp

3. Chứng thư số bao gồm những nội dung gì?

Chứng thư số bao gồm những nội dung sau (Điều 5 Nghị định 130/2018/NĐ-CP):

STT

Nội dung

1

Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số

2

Tên của thuê bao.

3

Số hiệu chứng thư số.

4

Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.

5

Khóa công khai của thuê bao.

6

Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

7

Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.

8

Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

9

Thuật toán mật mã.

10

Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số là bao lâu?

Theo quy định tại Điều 59, Nghị định 130:

    • Chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thời hạn: hiệu lực 20 năm.
    • Chứng thư số của thuê bao cấp mới thời hạn: hiệu lực tối đa là 05 năm.
    • Chứng thư số gia hạn: thời hạn hiệu lực được gia hạn tối đa là 03 năm

5. Mối liên hệ với chữ kí số

Chữ ký số và chứng thư số là 2 công cụ điện tử có mối quan hệ hỗ trợ nhau :

    • Sau khi cung cấp chứng thư số, nhà cung cấp sẽ tạo ra chữ ký số cho doanh nghiệp. Chữ ký số sẽ được tạo ra ngay trong khoảng thời gian chứng thư số còn hiệu lực và được kiểm tra bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó để được coi là an toàn.
    • Chứng thư số sẽ được dùng để giúp đối tác của người sử dụng xác định chữ ký, chứng minh của mình đúng.

6. Sự khác biệt giữa chứng thư số và chữ kí số?

Loại

Khác nhau

 

Chứng thư số

1. Xác thực Danh tính: Chứng thư số được cấp bởi một cơ quan chứng thực đáng tin cậy quá trình xác thực danh tính của người sở hữu. Điều này đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực danh tính của người sử dụng chứng thư số.

2. Bảo mật: Chứng thư số thường được đi kèm với một cặp khóa công khai và riêng tư, giúp mã hóa được thông tin và xác thực chữ ký số.

3. Thời hạn hiệu lực: Chứng thư số có thời hạn hiệu lực và cần phải được gia hạn sau một thời gian nhất định.

 

Chữ kí số

1. Xác thực Tính toàn vẹn: Chữ ký số sử dụng khóa riêng tư của người tạo chữ ký điện tử tài liệu hoặc thông tin. Người nhận có thể sử dụng khóa công khai tương ứng để kiểm tra tính toàn vẹn của tài liệu và xác minh chữ ký số.

2. Không phải là một Danh tính: Chữ ký số không phải là một đại diện cho danh tính của người tạo nó. Nó chỉ đảm bảo rằng tài liệu không bị sữa đổi khi được ký.

3. Không cần Chứng từ số: Để tạo chữ ký số, bạn không cần phải có chứng thư số. Khóa riêng tư là đủ.

Khác Biệt Quan Trọng:

Chứng thư số tập trung vào xác thực danh tính và bảo mật, trong khi chữ ký số tập trung vào tính toàn vẹn của thông tin. Sự kết hợp của cả hai công cụ có thể đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực danh tính trong các giao dịch trực tuyến an toàn.

Hãy lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu của bạn và công việc của bạn. Chứng thư số thường phù hợp với các tác vụ đòi hỏi tính bảo mật và xác thực người dùng, trong khi chữ ký số thường được sử dụng để đảm bảo

Pinvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử số hoá quy trình xử lý hàng ngàn hoá đơn trong vòng một nốt nhạc với các tiêu chí:

    • Nhanh chóng và an toàn
    • Tiết kiệm chi phí thời gian
    • Thao tác đơn giản dễ sử dụng
    • Lưu trữ và tìm kiếm dễ dàng
    • Tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp

Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận về ưu đãi đặc biệt

“Miễn phí khởi tạo và tặng 300 hóa đơn trong 12 tháng.”

MAIL: Sale@pvs.com.vn